8 câu hỏi bạn nên biết khi đầu tư căn hộ Shophouse

Đầu tư căn hộ shophouse cần một số vốn khá lớn, thông thường từ 10 tỷ đồng trở lên. Chính vì số tiền đầu tư lớn như vậy nên nhiều người khá e dè với loại hình này so với  căn hộ hay đất nền. Để biết thêm kiến thức về shophouse, bạn cần nắm được 8 vấn đề dưới đây.

Câu hỏi 1: Thời gian để sở hữu căn hộ Shophouse là bao lâu?

Trả lời: Thông thường, căn hộ Shophouse có 2 loại hình bạn cần phân biệt rõ:

  • Shophouse nằm tại vị trí tầng 1 – 2 khối đế chung cư: Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu 50 năm.
  • Shophouse nằm tại các dãy nhà phố trong khu đô thị, biệt thự liền kề 4-5 tầng: Hình thức sở hữu: Sổ đỏ lâu dài.

Câu hỏi 2: Người mua căn hộ Shophouse có được quyền chuyển nhượng, mua đi bán lại không?

Trả lời: Căn hộ Shophouse cũng là một loại hình bất động sản bình thường. Do đó, việc sang tên chuyển nhượng hay mua đi bán lại căn hộ shophouse cũng giống như một căn hộ chung cư hay nhà đất. Trong đó:

  • Shophouse mới ký thỏa thuận đặt cọc, văn bản thoả thuận: Chưa ký hợp đồng mua bán: Chuyển nhượng không mất phí.
  • Shophouse đã ký hợp đồng mua bán nhưng chưa bàn giao nhà: Phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán 2% và lệ phí trước bạ, sổ đỏ ra tên người mới.
  • Shophouse đã nhận bàn giao nhà nhưng chưa cấp sổ đỏ: Phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán 2% và lệ phí trước bạ, sổ đỏ vẫn ra tên chủ cũ.
  • Shophouse đã được cấp sổ đỏ: Phí sang tên sổ đỏ là 2% và lệ phí trước bạ. Sổ đỏ sang tên người mới.

Như vậy việc chuyển nhượng sang tên căn hộ shophouse như bình thường không có gì khó khăn.

Loại hình căn hộ shophouse thường có vị trí rất đẹp trong khu căn hộ

Câu hỏi 3: Shophouse có dễ cho thuê hay không? Giá cho thuê trung bình bao nhiêu tiền/m2 1 tháng?

Trả lời: Việc cho thuê căn hộ Shophouse có dễ hay khó sẽ tuỳ thuộc vào vị trí căn shophouse đó, nếu căn shophouse đó nằm tại khu vực sầm uất, đông dân cư và dễ kinh doanh buôn bán thì việc cho thuê sẽ rất dễ dàng. Doanh thu từ cho thuê căn hộ shophouse khá cao với giá cho thuê trung bình thực tế đạt 25$ – 35$/m2/tháng. Tỷ lệ khai thác của căn hộ shophouse khoảng 8-12%/năm. Dòng tiền do sản phẩm này mang lại cho chủ sở hữu cao hơn hiệu suất cho thuê của căn hộ chung cư, gửi ngân hàng đồng thời ít rủi ro hơn vàng hay chứng khoán.

Câu hỏi 4: Tiềm năng tăng giá của căn hộ shophouse có cao không?

Trả lời: Như đã nói ở trên, tuỳ mỗi vị trí shophouse khác nhau có mức tỉ suất lợi nhuận khác nhau. Mức trung bình đang đạt từ 8% đến 12%/năm.

Trong điều kiện khu chung cư có tỷ lệ lấp đầy cao, cộng đồng cư dân về khu vực này sinh sống ngày càng nhiều chắc chắn sẽ phát sinh nhu cầu giao dịch mua bán, phát triển dịch vụ. Khi đó, khả năng tăng giá trị của shophuse lớn hơn so với căn hộ chung cư nhờ tính thương mại cao.

Câu hỏi 5: Thông thường căn hộ Shophouse được bàn giao thô hay hoàn thiện?

Trả lời: Điều này sẽ tuỳ vào từng loại hình shophouse, tùy từng dự án mà điều kiện bàn giao khác nhau:

  • Shophouse nhà đất khu phố riêng – thấp tầng thường bàn giao thô hoàn thiện mặt ngoài. Khách hàng thuê tự hoàn thiện nội thất hoặc chủ nhà hoàn thiện nội thất liền tường cơ bản. Khách làm nội thất rời theo décor nhãn hàng kinh doanh.
  • Shophouse khối đế chung cư thường bàn giao thô. Khách thuê tự hoàn thiện.

Câu hỏi 6: Chi phí vận hành và dịch vụ khu shophouse mỗi tháng là bao nhiêu?

Trả lời: Tuỳ từng loại hình shophouse, tuỳ từng dự án và tuỳ từng chủ đầu tư khác nhau sẽ có quy định cụ thể riêng. Những dự án nằm tại các vị trí đắc địa trung tâm TP.HCM như Quận 1 hay Quận 4 thì chi phí vận hành và dịch vụ sẽ cao hơn các khu vực khác.

Câu hỏi 7: Vị trí căn hộ shophouse thế nào là tốt nhất cho việc kinh doanh?

Trả lời: Căn shophouse có vị trí tốt là các căn nằm tại vị trí góc của tòa nhà, mặt đường lớn, vị trí gần cổng chính khu đô thị, các lô có vỉa hè và sân vườn rộng, khoảng view đẹp nhìn ra hồ, công viên… Nói chung nên chọn đầu tư những căn đẹp nhất của dự án đó. Sau này sẽ dễ bán dễ cho thuê và dễ chuyển nhượng hơn các căn shophouse khác.

Câu hỏi 8: Cần lưu ý gì trước khi ký hợp đồng mua bán căn hộ shophouse?

Trả lời: Trước khi ký hợp đồng mua bán căn hộ shophouse, nhà đầu tư nên xem và đọc kỹ các điều khoản nổi bật như:

  • Thời hạn bàn giao shophouse
  • Chi phí quản lý vận hành sau này khi đưa vào kinh doanh.
  • Vật liệu và điều kiện bàn giao chi tiết shophouse.
  • Quy định và điều khoản các ngành hàng cấm và hạn chế kinh doanh tại shophouse đó.
  • Đơn vị quản lý vận hành sau này là ai?
  • Giá điện nước được tính như thế nào với khu nhà phố thương mại?…

Những rủi ro khi mua căn hộ shophouse

Trước khi dự định đầu tư vào căn hộ shophouse chắc hẳn nhà đầu tư sẽ rất quan tâm tới rủi ro của dòng sản phẩm này là gì? Dưới đây là một số rủi ro nhà đầu tư có thể gặp phải:

Shophouse giá cao hơn giá căn hộ: Shophouse là dòng sản phẩm dịch vụ đặc thù, có mức giá cao hơn ít nhất từ 20% trở lên so với giá căn hộ cùng tòa nhà. Đặc biệt, có những dự án siêu sang shophouse có mức giá gấp đôi mức giá căn hộ. Với mức giá như vậy, hẳn các nhà đầu tư sẽ rất băn khoăn về khả năng thanh khoản.

Với dòng sản phẩm 2 tính năng như Shophouse, giá cao là lẽ hiển nhiên. Tuy nhiên nhà đầu tư cần xem xét kỹ về tiềm năng phát triển của dự án để việc đầu tư đem lại hiệu quả tốt tốt nhất.

Phối cảnh dự án Căn hộ shophouse 

Shophouse chỉ có thời gian sử dụng 50 năm: Hầu hết các căn hộ shophouse đều có thời gian sử dụng đối với diện tích ở (house) là vĩnh viễn và phần diện tích kinh doanh (shop) là 50 năm. Đây cũng là 1 rào cản mà rất nhiều nhà đầu tư quan ngại khi có dự định đầu tư lâu dài.

Nếu bạn là nhà đầu tư lướt sóng, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn đầu tư đường dài, hãy đọc kỹ cam kết của chủ đầu tư, vì một số dự án chủ đầu tư cam kết tiếp tục gia hạn thêm 20 năm thời gian sử dụng.

Rủi ro về tiến độ bàn giao: Không giống như đầu tư căn hộ để ở, rủi ro về tiến độ bàn giao đối với dòng sản phẩm Shophouse gây hậu quả nặng nề cho nhà đầu tư dài hạn. Với việc mặt bằng kinh doanh bị chủ đầu tư chậm tiến độ bàn giao vài tháng có thể khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề về chi phí duy trì mặt bằng thay thế, lợi nhuận kinh doanh hoặc cho thuê.

Do đó hãy tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án về tiềm lực tài chính, chất lượng công trình… nghiên cứu kỹ những dự án trước đây mà chủ đầu tư này đầu tư. Có dự án nào chậm tiến độ bàn giao không? Thời gian chậm là bao lâu? Cam kết tiến độ như thế nào? 

ST

Rate this post

Bình luận bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.