Theo khảo sát của Sở Xây dựng TP.HCM, cứ 5 năm lại tăng hơn 1 triệu dân và hiện tại thành phố có gần 500.000 hộ chưa có nhà ở hoặc đang sống chung với cha mẹ, người thân.
Nhu cầu nhà ở quá lớn
Mới đây trong một hội thảo về trật tự xây dựng, ông Trần Phú Lữ, Chủ tịch UBND H.Bình Chánh (TP HCM), cho biết dân số hiện nay trên địa bàn TP, đặc biệt là các quận, huyện ngoại thành như Bình Chánh quá đông và ngày càng tăng nhanh. Dân số Bình Chánh hiện đã tương đương với dân số 1 tỉnh ở khu vực miền núi phía bắc. Riêng dân số ở hai xã là Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B của huyện này bình quân khoảng 12.000 dân.
Được xem là một “siêu đô thị” lớn nhất cả nước, nhưng diện tích nhà ở bình quân của TP năm 2018 chỉ đạt 19,75 m2/người, trong khi con số này trên cả nước là 25 m2/người.
Tại các quận huyện: 9, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi…, thì tình trạng phân lô bán nền, xây dựng nhà trái phép vẫn tiếp tục bùng nổ để đáp ứng nhu cầu quá lớn của người dân và các nhà đầu tư đất đai. Điều này khiến các đồ án quy hoạch bị phá vỡ, bộ mặt đô thị bị băm nát.
Cũng vì lượng dân nhập cư đổ về đây mỗi ngày một đông khiến địa phương này luôn phải đối mặt với tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp, xây nhà, mua bán nhà ở trên đất nông nghiệp bất chấp quy định của pháp luật.
Nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng tỉ đồng mua bán đất nông nghiệp, nhà xây dựng trái phép bằng giấy tay đã qua 5 – 7 đời chủ. Điều này khiến giá nhà đất ở khu vực này tăng cao chóng mặt dù chỉ là những mảnh giấy mua bán viết tay, không có giá trị pháp lý.
Theo thống kê, tính đến tháng 4.2019, dân số TP HCM xấp xỉ 8,9 triệu người thường trú (bao gồm cả người có đăng ký tạm trú trên 6 tháng).
Tuy nhiên, con số Công an TP HCM đưa ra lại cao hơn nhiều, lên đến 10 triệu người đăng ký hộ khẩu và hơn 3 triệu người nhập cư. Đó là chưa tính đến số người đến du lịch, làm việc hoặc “quá cảnh” tại TP HCM. Ước tính trung bình mỗi năm TP HCM “gánh thêm” từ 180.000 – 210.000 người.
Phát triển đô thị vệ tinh
Được xem là một “siêu đô thị” lớn nhất cả nước, nhưng diện tích nhà ở bình quân của TP năm 2018 chỉ đạt 19,75 m2/người, trong khi con số này trên cả nước là 25 m2/người.
Theo khảo sát của Sở Xây dựng, TP có gần 500.000 hộ chưa có nhà ở hoặc đang sống chung với cha mẹ, người thân (chiếm tỷ lệ 23,46% tổng số hộ).
Trong đó, khoảng 20.000 hộ gia đình cán bộ, công chức, viên chức nhà nước chưa có nhà ở; 300.000 hộ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội; 143.000 hộ có nhu cầu mua nhà ở xã hội; khoảng 21.000 hộ sống trên và ven kênh rạch và khoảng 35.000 hộ đang sống trong các chung cư cũ cần được cải tạo, chỉnh trang hoặc di dời tái định cư. Nếu tính theo quy chuẩn bình quân một hộ là 4 người, thì đến nay TP HCM có khoảng 2 triệu người dân cần có nhà ở.
Một khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM mới đây cho thấy có khoảng 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội giai đoạn 2016 – 2020.
Hàng triệu người cần có nhà, nhưng thực tế thì tồn kho bất động sản vẫn nhiều, thậm chí nhà tái định cư cũng không dùng hết. Lý do theo một nguyên lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc là cung chưa gặp cầu. Vì thế, theo vị này, cần tập trung vào phân khúc nhà bình dân, nhà ở xã hội để người dân có thể mua được.
Hiện nay quy hoạch 1/2.000 và quy hoạch chung TP HCM đã được Thủ tướng phê duyệt, trong đó có việc xây dựng các khu đô thị vệ tinh, các khu đô thị dọc các tuyến metro, các tuyến đại lộ, các trạm giao thông… doanh nghiệp có thể đầu tư để kéo dân về ở, sử dụng hiệu quả các phương tiện giao thông công cộng nhằm tránh ùn tắc, kẹt xe.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, dẫn chứng hơn 30 năm trước, TP HCM đã định hướng đúng đắn về phát triển các khu đô thị vệ tinh, như khu đô thị mới Nam Sài Gòn khoảng 2.600 ha, khu đô thị mới Thủ Thiêm 730 ha, khu đô thị – cảng biển Hiệp Phước khoảng 3.600 ha, khu đô thị Tây Bắc khoảng 6.000 ha…
Đây là mô hình tối ưu, nhưng để làm được TP cần phát triển hệ thống vận tải công cộng sức chở lớn để kết nối như metro, monorail, xe buýt. Khi đó sẽ hình thành các khu nhà ở thương mại cao cấp dành cho tầng lớp thượng lưu, nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, tạo điều kiện để các tầng lớp dân cư sống cùng nhau…
Một mô hình vệ tinh khác theo ông Trần Đức Vinh, Tổng giám đốc Tập đoàn Trần Anh, là các địa phương trong “vùng TP HCM” như huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An); Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương); Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai)… với tốc độ đô thị hóa nhanh đã thu hút một lượng lớn người dân từ TP HCM về đây an cư, lập nghiệp. Do vậy, TP HCM chủ động phối hợp với các tỉnh trong việc tái cơ cấu sản xuất và tái bố trí dân cư, để giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân TP và làm giảm bớt áp lực của dòng người nhập cư.
Đáng chú ý trên thị trường tại Củ Chi hiện có dự án đất nền TVC Củ Chi của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Địa ốc Xây dựng và Đầu tư Sài Gòn (SCTI), là dự án đất nền với quy mô 149 lô/ 24.556,2 m2 do Á Châu Land phát triển tại đường Đường Trần Văn Chẩm, thuộc Xã Phước Vĩnh An, Huyện Củ Chi, TP.HCM, vị trí đắc địa nằm ngay quốc lộ 22 – trục đường huyết mạch kết nối TP HCM đến cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh. Dự án đất nền Trần Văn Chẩm có 1 mặt giáp Kênh tạo nên 1 cảnh sắc thiên nhiên sông nước vô cùng thơ mộng.
Vị trí dự án Khu Dân Cư TVC Củ Chi Tọa lạc trên 2 mặt tiền Đường Trần Văn Chẩm & đường dọc kênh, Xã Xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, liên kết thuận lợi, nhanh chóng khi liền kề các tuyến đường huyết mạch như đường Vành Đai 3, đường Xuyên Á, tỉnh lộ 15… Dễ dàng kết nối đến các quận huyện TP.HCM như Hóc Môn, Q.12, quận Tân Bình, quận Gò Vấp, quận Tân Phú… Với các tỉnh Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Dương) thuận tiện cho các hoạt động giao dịch, thương mại…
Khu Dân Cư TVC Củ Chi có thể kết nối thuận lợi với hạ tầng và tiện ích đa dạng quanh khu vực như trung tâm hành chính xã Tân Đông Thạnh, chợ, trường học cấp 1, cấp 2 và cấp 3, bệnh viên Xuyên Á, nhà hàng, TTTM Centre Mail; công viên nước Củ Chi, khu du lịch sinh thái,…
Đặc biệt dự án đã có sổ đỏ riêng cho từng nền đây được xem là điểm cộng lớn góp phần nâng cao tỷ suất sinh lời lớn cho sản phẩm trong tương lai.
Sự dịch chuyển mở rộng đầu tư ra khu vực vệ tinh không chỉ là sự đón đầu mà còn được nhận định như một luồng gió mới đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa ở địa phương, giải tỏa bớt áp lực cho thị trường BĐS TP.HCM cả về dân số, nhà ở.Trong đó, giá trị BĐs tại Củ Chi được đánh giá tăng ổn định, không biến động xấu hay hiện tượng thổi giá và dự kiến sẽ tiếp tục tăng khá cao nhờ ưu thế hạ tầng được đầu tư đồng bộ.